TS Vũ Tiến Lộc: Phải biến mỗi người nông dân thành một nhà khởi nghiệp

tác giả

HÀ QUÂN

Đó là phát biểu đáng chú ý của TS Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, tại Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam lần 4, chiều 10-12. Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam lần 4 do Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chiều 10-12 tại Hà Nội. Mỗi người nông dân là một nhà khởi nghiệp Theo TS Vũ Tiến Lộc – chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), năm 2024, kinh tế phục hồi theo hướng đổi mới, sáng tạo gắn tinh thần khởi nghiệp với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Trước các doanh nhân, ông Lộc kể chuyện vui rằng một nông dân ở Đắk Lắk có thể bán cà phê vườn nhà cho chủ một quán cà phê ở New York, một thợ may ở Hội An có thể may đo, gửi hàng tới tận Paris. Bên cạnh đó, nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp thay vì ở thành phố, đã chọn về quê khởi nghiệp, tạo dựng lại các làng nghề, đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, tạo giá trị cao. Sao chúng ta không có chương trình khởi nghiệp cho nông dân? Sao chúng ta không có chương trình khởi nghiệp cho nông dân? ĐỌC NGAY Tuy nhiên, chuyên gia này chỉ rõ nông nghiệp Việt Nam căn bản là gia công, giá trị gia tăng thấp, giống cây trồng, vật tư, phân bón chủ yếu dựa vào nhập khẩu. Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn ít chỉ khoảng 50.000, người nông dân giàu lên từ nông nghiệp còn khiêm tốn. “Phải chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, phải biến mỗi người nông dân thành một nhà khởi nghiệp. Chúng ta hoàn toàn có khả năng làm được điều này. Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh sẽ tiếp sức cho người nông dân và doanh nghiệp”, ông Lộc nêu rõ. TS Vũ Tiến Lộc: Phải biến mỗi người nông dân thành một nhà khởi nghiệp- Ảnh 3. Việt Nam nên trở thành “bếp ăn của thế giới” “Các nhà kinh tế hàng đầu trên thế giới gợi ý rằng Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới, chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu có một mắt khâu quan trọng ở Việt Nam. Vị thế vai trò quan trọng là thế, nhưng bài toán với nông nghiệp Việt Nam chính là phát triển bền vững và có hiệu quả”, TS Vũ Tiến Lộc nói. Muốn bán được hàng, bao bì phải đẹp Theo TS Vũ Tiến Lộc, con số gần 2 tỉ USD được rót vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong giai đoạn 2020 – 2022 từ số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn còn khiêm tốn. Về lâu dài, Chính phủ cần quy định Ngày Khởi nghiệp quốc gia, giao Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia phối hợp với các cơ quan liên quan bình chọn và trao giải thưởng cho các địa phương, doanh nghiệp khởi nghiệp tiêu biểu. Tại phiên thảo luận, các chuyên gia bày tỏ các doanh nghiệp nông nghiệp cần đổi mới, đầu tư thật đẹp cho vỏ, bao bì sản phẩm, nhận diện thương hiệu bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm. Một ví dụ là trà Việt Nam dù rất ngon nhưng giá bán chưa cao do bao bì chưa đẹp như các nước bạn. Có ý kiến cho rằng chủ doanh nghiệp khởi nghiệp phải quan tâm marketing, tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp. Ví dụ, chuỗi siêu thị phải chú trọng huấn luyện nhân viên từ cúi chào, niềm nở khi mua sắm. TS Đinh Việt Hòa – chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia – chia sẻ các doanh nghiệp cần phát huy khả năng, trí tuệ, khả năng ứng biến linh hoạt với thị trường… Hiệp hội tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến thị trường.
Capture 6

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *