Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ ngành TT&TT cần chiến lược làm ‘ngôi sao dẫn lối’

Vân Anh

Chỉ rõ lĩnh vực Khoa học và Công nghệ (KH&CN) của ngành TT&TT cần có chiến lược, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu lãnh đạo Vụ KH&CN và các đơn vị trong Bộ thay đổi nhận thức, nghĩ cách làm khác, làm ngược để công việc hiệu quả. Hoàn thành nhiều nhiệm vụ nhờ biết huy động nguồn lực Ngày 11/1, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ TT&TT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Phan Tâm; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị trong Bộ TT&TT và toàn bộ 10 cán bộ, công chức của Vụ. Trong điều kiện nhân sự mỏng, nhờ có cách làm mới, năm 2023, Vụ KH&CN đã hoàn thành và vượt tiến độ 100% nhiệm vụ được giao, mang lại nhiều giá trị cho hoạt động của đơn vị, Bộ, ngành, lĩnh vực quản lý. Cụ thể, bằng cách chia nhỏ việc và huy động các đơn vị cùng tham gia, Vụ đã xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành 7 thông tư phục vụ công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa của Bộ. Nhờ huy động được các đơn vị trong Bộ và doanh nghiệp tham gia, mạnh dạn xin ý kiến lãnh đạo Bộ khi gặp vấn đề khó, các hoạt động về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng đạt kết quả ấn tượng: Xây dựng và công bố 8 bản đồ công nghệ trong các lĩnh vực TT&TT; nghiên cứu, đánh giá, nghiệm thu 79 nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ. Chủ trì xây dựng và công bố 8 bản đồ công nghệ trong các lĩnh vực TT&TT là 1 trong những kết quả nổi bật của Vụ KH&CN năm 2023. Cũng qua đổi mới cách làm, Vụ đã xây dựng trình Bộ trưởng ban hành 5 quy chuẩn chất lượng Việt Nam QCVN; đề nghị Bộ KH&CN công bố 7 tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam TCVN về IoT, AI, Big Data; chỉ định mới 3 phòng thử nghiệm trong nước và thừa nhận mới 3 phòng thử nghiệm của nước ngoài; nghiên cứu và xác định được định hướng tiêu chuẩn hóa một số đối tượng mới như nền tảng số, tiêu chuẩn hóa 6G… Với năm 2024, Vụ KH&CN đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm và đề xuất phương hướng, cách làm cho các nội dung công việc trên các mặt công tác của đơn vị mình. Ghi nhận năm 2023 Vụ KH&CN đã cơ bản vượt qua khó khăn, bước đầu đã biến thách thức thành cơ hội, Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng: Vụ đã có thay đổi tích cực trong tổ chức triển khai công việc, thể hiện qua tinh thần áp dụng cái mới, quyết liệt hơn trong kết thúc các nhiệm vụ; và tích cực lắng nghe, chia sẻ với các đối tượng quản lý, văn bản tham mưu cho lãnh đạo Bộ cũng sát thực tiễn hơn. Thứ trưởng Phan Tâm cũng lưu ý Vụ KH&CN, trong năm 2024 quan tâm đến việc bổ sung lực lượng, rèn luyện cán bộ; nâng tầm các quy chuẩn và tiêu chuẩn ngành; tiếp tục nghiên cứu, tham gia đóng góp hoàn thiện thể chế về tiêu chuẩn hóa, quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa đáp ứng đặc thù chuyên ngành, phù hợp với thời kỳ chuyển đổi số; tiếp tục cập nhật, ứng dụng bản đồ công nghệ số… Thay đổi nhận thức, cách quản lý nhà nước lĩnh vực TT&TT Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã dành nhiều thời gian để chỉ ra định hướng, cách thức triển khai cho không chỉ lãnh đạo Vụ KH&CN mà chung cho các đơn vị trong Bộ TT&TT, trên tinh thần yêu cầu phải thay đổi nhận thức, làm khác đi hoặc làm ngược để công việc tốt, hiệu quả hơn nhưng cũng dễ hơn cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành TT&TT. Điểm ra các lĩnh vực quản lý của Bộ TT&TT theo 2 mảng chính công nghệ và truyền thông, Bộ trưởng nhắc lãnh đạo Vụ KH&CN và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong Bộ phải làm đều các lĩnh vực, thay vì chỉ làm những việc đã ‘quen tay’. Trên cơ sở hiểu kỹ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, lãnh đạo đơn vị sẽ điều hành triển khai các nhiệm vụ rải đều trên các lĩnh vực quản lý, không bỏ trống mảng nào, có thể không rải đều trong 1 năm nhưng trong 3 năm, 5 năm thì phải làm được. Bộ trưởng cũng chỉ rõ, ứng dụng khoa học công nghệ là để giải quyết các bài toán, vấn đề của ngành, đất nước. Do đó, cần chọn những đề tài nghiên cứu khoa học giúp giải quyết các vấn đề nóng, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ. Thay vì chỉ tập trung vào công nghệ kỹ thuật, cần lưu ý cả những đề tài về khoa học quản lý, đổi mới sáng tạo. Bởi lẽ, nhiều khi đổi mới cách quản lý, đưa ra cách thức vận hành mới còn mang lại giá trị nhiều hơn phát hiện ra kỹ thuật, công nghệ. Một nhận thức mới được Bộ trưởng đặc biệt lưu ý, đó là thay vì dành nhiều thời gian để nghĩ cách làm một việc khó nên không còn thời gian để làm các việc thường xuyên; cách mới là dành tâm huyết làm đến xuất sắc những việc thường xuyên và chuyển việc khó nghĩ mãi không ra lên lãnh đạo cấp trên để được hướng dẫn cách làm. Cùng với việc lý giải rõ vì sao cần đổi cách làm, người đứng đầu ngành TT&TT cũng nêu thành quy định: “Từ giờ, việc thường xuyên, việc thấy thuận tay thì tập trung làm cho tốt và làm đến xuất sắc. Việc khó nghĩ một tuần không ra thì chuyển lên lãnh đạo Bộ, lúc đó Bộ trưởng sẽ hướng dẫn để việc khó thành việc dễ. Trường hợp lãnh đạo Bộ chưa giải được thì việc khó sẽ được bỏ khỏi kế hoạch”. Nhấn mạnh 2 việc quản lý nhà nước phải làm là hướng dẫn làm đúng và chọn đúng việc, Bộ trưởng chỉ rõ cách làm mới: Thay vì chỉ nói với mọi người làm đi, các đơn vị phải coi hướng dẫn cách làm là điều kiện cần, là điều kiện đầu tiên và chưa có cái này thì chưa làm tiếp các việc sau. Cách hướng dẫn cũng phải thay đổi, đưa vào trợ lý ảo để mọi người hỏi, thay vì hướng dẫn bằng cẩm nang, mẫu và đăng lên website như trước đây. Bộ trưởng yêu cầu Vụ KH&CN cần có tầm nhìn dài hạn giống như có ‘ngôi sao dẫn lối’ để nhất quán trong một chặng đường dài. Năm 2024, Vụ KH&CN sẽ ra chiến lược phát triển lĩnh vực Khoa học và công nghệ của Bộ TT&TT để 5 năm tới có định hướng phát triển. Vụ KH&CN cũng cần lưu ý “thời đại chúng ta đang sống là thời đại ứng dụng KH&CN để giải quyết các bài toán, vấn đề của ngành, đất nước”, nên tập trung cho ứng dụng hơn là nghiên cứu, phát minh. Thay đổi cách làm, làm khác hoặc làm ngược với trước để nâng cao hiệu quả công việc là yêu cầu xuyên suốt trong trao đổi của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị. Khác với trước, cách mới hiện nay là: Tìm tri thức xuất sắc và phổ cập tri thức đó ra toàn dân, toàn quốc; Sử dụng sức mạnh thông tin, tri thức để dẫn dắt; Ra tiêu chuẩn và đo được, đánh giá được mới là xong việc; Làm đề tài nghiên cứu khoa học là để giải quyết một vấn đề, bài toán cụ thể; Hướng các nhà mạng, doanh nghiệp dịch vụ vào nghiên cứu phát triển, làm ứng dụng chuyển đổi các ngành, lĩnh vực; Cần dùng tiêu chuẩn đo lường, công bố để nâng cao chất lượng mạng lưới; Coi phát triển xanh là yêu cầu bắt buộc; Dùng ngân sách nhà nước để mồi và vì thế giúp tăng kinh phí cho nghiên cứu khoa học; Coi phòng Lab là “thỏi nam châm” thu hút lực lượng nghiên cứu; Xếp hạng và công bố kinh phí, kết quả, giá trị nghiên cứu phát triển của các đơn vị, doanh nghiệp để tạo động lực, thu hút các đơn vị; Chuyển hóa nội dung chuyên môn của các tiêu chuẩn thành dễ hiểu để huy động toàn dân tham gia vào giám sát chất lượng dịch vụ… “Các trưởng đơn vị cần thay đổi tư duy, nhận thức để làm tốt hơn, làm khác đi hoặc làm ngược để công việc hiệu quả hơn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
1 1
2 1
3
Capture 11

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *